So với các ngành khác, bất động sản có khá nhiều từ ngữ chuyên ngành khi giao dịch, mua bán cũng như miêu tả thông tin dự án mà không phải ai cũng hiểu hết. Vì vậy, nếu muốn tham gia vào công việc này để nâng mức thu nhập, tối thiểu phải trang bị những kiến thức cơ bản nhất về các thuật ngữ bất động sản quan trọng để tăng tỷ lệ thành công giao dịch.
Dưới đây, Khải Hoàn Land sẽ tóm tắt 3 nhóm thuật ngữ bất động sản phổ biến nhất mà sales bất động sản thường gặp.
Nhóm thuật ngữ bất động sản liên quan luật kinh doanh
- Kinh doanh bất động sản: thuật ngữ này chỉ việc đầu tư vốn cho hoạt động xây dựng, mua, nhận chuyển nhượng để bán, cho thuê, dịch vụ môi giới bất động sản, dịch vụ sàn giao dịch bất động sản, tư vấn bất động sản, quản lý bất động sản,… nhằm mục đích sinh lợi.
- Kinh doanh doanh dịch vụ bất động sản: chỉ các hoạt động hỗ trợ kinh doanh trong lĩnh vực bất động sản như: tư vấn, môi giới, định giá, sàn giao dịch, đấu giá, quảng cáo, quản lý,…
- Giao dịch bất động sản liên quan đến kinh doanh bất động sản: chỉ việc mua, bán, chuyển nhượng, thuê, giữa các cá nhân, tổ chức không kinh doanh bất động sản với tổ chức và cá nhân đang kinh doanh bất động sản.
- Sàn giao dịch bất động sản: đây là từ chỉ nơi quy tụ các hoạt động liên quan đến bất động sản, là nơi mà nhà đầu tư và khách hàng tìm kiếm, tham khảo và thực hiện giao dịch. Bên cạnh đó, đây là nơi diễn ra các giao dịch và cung cấp dịch vụ kinh doanh bất động sản.
- Đấu giá bất động sản: là dựa trên thủ tục đấu giá tài sản thực hiện việc bán, chuyển nhượng bất động sản công khai để chọn người mua, chuyển nhượng bất động sản với giá cao nhất.
- Mua bán, chuyển nhượng bất động sản trả dần hoặc trả chậm: dựa trên thỏa thuận trong hợp đồng thực hiện việc mua bán hoặc chuyển nhượng bất động sản cho phép bên mua chuyển nhượng trả chậm hoặc trả dần.
- Mua bán nhà hay công trình xây dựng tương lai: nhà, công trình đang xây dựng, chưa hoàn thành hoặc đang trong quá trình hình thành theo hồ sơ dự án, thiết kế bản vẽ sẽ được thực hiện mua bán trước.
Nhóm thuật ngữ bất động sản liên quan đến pháp lý
- Sổ đỏ: đây là giấy chứng nhận quyền được sử dụng đất do Bộ Tài nguyên Môi trường phát hành, vì giấy này có bìa màu đỏ nên mọi người thường gọi là sổ đỏ.
- Những loại đất nào được cấp sổ đỏ: UBND huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh sẽ cấp sổ đỏ cho chủ sử dụng những loại đất như: đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất nuôi trồng thủy sản, làm muối, đất nhà ở khu vực nông thôn. Ngoài ra, sổ đỏ còn được cấp cho hộ gia đình, do đó khi chuyển nhượng hay thực hiện giao dịch liên quan đến quyền sử dụng đất thì buộc phải có chữ ký của tất cả các thành viên đủ 18 tuổi trở lên trong hộ khẩu gia đình.
- Sổ hồng: tương tự như sổ đỏ, vì sổ có bìa màu hồng nên được gọi là sổ hồng. Đây là giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở. Hiện nay, có 2 loại sổ hồng mới và cũ đang lưu hành, sổ hồng cũ do Bộ xây dựng ban hành và sổ hồng mới do Bộ Tài nguyên Môi trường ban hành.
Nhìn chung sổ đỏ và sổ hồng gần giống nhau nhưng sổ hồng còn giúp xác nhận được thông tin sử dụng đất ở thuộc sử dụng riêng hay chung, điển hình là chung cư.
Tuy nhiên, để tránh gây khó khăn cho người dân, và thống nhất cách quản lý, từ ngày 10/12/2009 Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ ban hành cho người sử dụng đất Giấy chứng nhận mới là Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, và giấy này được đáp áp dụng chung trên phạm vi cả nước.
* Lưu ý: sổ đỏ và sổ hồng được cấp trước ngày 10/12/2009 vẫn cố giá trị sử dụng, không cần phải đổi sang giấy chứng nhận mới.
- Sổ trắng: đây là giấy tờ có giá trị từ cách đây rất lâu (trước và sau năm 1975) chứng minh quyền sử dụng đất được Nhà nước công nhận. Đến nay, sổ trắng vẫn còn giá trị sở hữu đất đai nhưng không có giá trị giao dịch, do đó nếu muốn giao dịch thì phải chuyển đổi sổ trắng qua sổ hồng.
Xem thêm: “Cắt Máu là gì” – Thăng trầm nghề môi giới bất động sản
Nhóm thuật ngữ bất động sản liên quan đến đất và công trình trên đất
- Đất nền: đây là đất trống chưa có dấu hiệu của sự tác động nào. Hiện nay, đất trống có 3 dạng như sau:
+ Đất nền dự án: là khuôn đất nằm trong dự án được chủ đầu tư quy hoạch. Thực chất đây là những lô đất đang được chủ đầu nghiên cứu dự án nên chưa có tác động bởi con người và máy móc.
+ Đất thổ cư thuộc nhóm đất phi nông nghiệp, là đất không được sử dụng cho mục đích sản xuất nông nghiệp ở cả thành thị và nông thôn.
+ Đất liền kề: đây là đất được bố trí gần nhau theo kết cấu nhất định và có diện tích giống nhau trên cùng khu vực thi công dự án đô thị. Nói dễ hiểu, đây là những mảnh đất có mục đích sử dụng đất vườn, ao liền kề và đất nông nghiệp xen kẹt trong khu dân cư được chuyển đổi mục đích thành đất ở.
- Diện tích quy hoạch: là tổng diện tích đất của dự án xây dựng được cấp phép.
- Tổng diện tích sàn: là diện tích của toàn bộ mặt sàn của một tầng nhưng trừ đi diện tích tường, cột có trên mặt sàn.
- Mật độ xây dựng: là tổng diện tích sử dụng để xây dựng chia cho tổng diện tích quy hoạch.
- Nhà phố: là nhà được xây dựng tại vị trí mặt tiền mang đến nhiều thuận lợi về mặt kinh tế và công năng sử dụng của gia chủ. Hiện nay có 3 loại nhà phố, cụ thể:
+ Nhà phố liền kề: nhà mặt phố có kiến trúc xây dựng giống và liền kề nhau.
+ Nhà phố thương mại: là sự kết hợp giữa nhà ở với cửa hàng kinh doanh buôn bán.
+ Nhà phố sân vườn: có thiết kế sân vườn trong nhà mang đến cảm giác sống hòa mình vào thiên nhiên. Và hầu hết thiết kế sân vườn được bố trí trên sân thượng hoặc tầng trệt.
- Biệt thự đơn lập: là nhà ở độc lập có 4 mặt tiếp giáp với sân vườn. Bao quanh biệt thự là hàng rào sắt, thép với lối đi riêng biệt.
- Biệt thự song lập: là thiết kế 2 căn nhà có thể đối xứng hoặc không đối cứng với nhau trong một khuân viên và có 3 mặt thoáng do có 1 mặt tiếp giáp với cạnh của căn biệt thự còn lại.
Trên đây là một số những khái niệm thuật ngữ bất động sản nên biết, đặc biệt là người mới vào nghề. Khải Hoàn Land hy vọng với những kiến thức này, các bạn sẽ tự tin hơn trong quá trình tư vấn và thực hiện các giao dịch trên thị trường bất động sản hiện nay.
Những câu hỏi liên quan đến thuật ngữ bất động sản
Thuật ngữ bất động sản là gì?
Là những từ ngữ chuyên ngành trong giao dịch, mua bán bất động sản.
Tại sao cần nắm rõ thuật ngữ?
Tại sao cần nắm rõ thuật ngữ?
Thuật ngữ nào quan trọng trong bất động sản?
Những thuật ngữ liên quan đến pháp lý là những thuật ngữ quan trọng giúp đảm bảo sự vẹn toàn của bất động sản.
Không hiểu thuật ngữ của bất động sản phải làm sao?
Tham khảo đồng nghiệp và mạng intetnet.