Bong bóng bất động sản là gì? Giải mã nguyên nhân gây ra?

Sự kiện bong bóng bất động sản là gì mà từng khiến cho rất nhiều người rơi vào cảnh lao đao? Nguyên nhân nào dẫn đến sự xuất hiện của hiện tượng này? Và làm thế nào để nhận biết và ngăn chặn hiện tượng bong bóng bất động sản? Hãy cùng Khải Hoàn Land tìm hiểu ngay trong nội dung dưới đây.

Bong bóng bất động sản là gì?

Bong bóng bất động là một thuật ngữ diễn tả hiện tượng giá trị bất động sản bị thổi phồng quá mức so với giá trị thực của chúng ở thời điểm hiện tại. Điều này dẫn đến tình trạng những người mua sau cảm thấy giá quá cao, không còn hứng thú khiến cho tính thanh khoản của bất động sản giảm dần thậm chí là không còn, lúc đó người mua sau cùng sẽ khó bán lại hơn. Khi giá bất động sản chững lại, nếu những ai dùng vốn vay ngân hàng thì phải bán hạ giá để trả lãi vay, tuy nhiên lúc này giá bất động sản đã giảm mạnh.

Để dễ hiểu hơn về hiện tượng bong bóng bất động sản, chúng ta có ví dụ như sau:

Một mảnh đất có giá trị thực là 600 triệu đồng. Khi gặp hiện tượng bong bóng bất động sản sẽ giúp nó đẩy giá lên đến 1,2 tỷ đồng.

Có một nhà đầu tư A nhận thấy miếng đất này có giá trị gia tăng nhanh và cho rằng giá của nó sẽ còn tăng cao nữa nên A quyết định mua lại giá này. Lúc này, các nhà đầu tư khác cũng nhận định như A nên mua mảnh đất đó với giá cao hơn với kỳ vọng lô đất đó sẽ mang đến lợi nhuận cho mình.

Bong bóng bất động sản là gì? Giải mã nguyên nhân gây ra?
Bong bóng bất động sản là hiện tượng thổi giá của sản phẩm bất động sản lên cao quá mức so với giá trị thực.

Tuy nhiên, đến một thời điểm nào đó, giá của mảnh đất đó được đẩy lên quá mức khiến cho bong bóng bất động sản phình to và sẵn sàng phát nổ. Vì đâu có ai muốn đầu tư vào một miếng đất không mang đến nhiều lợi nhuận cho mình. Chính lúc này, giá trị của lô đất sẽ chững lại và tụt thê thảm khiến mua sau cùng khó bán ra, thậm chí phải chịu lỗ mới có thể bán được.

Xem thêm: Bất động sản đóng băng là gì? Vì sao BĐS đóng băng?

Xem thêm: Dự án Cầu Thủ Thiêm 2 khi nào hoàn thành?

Dấu hiệu nhận biết bong bóng bất động sản

  • Số lượng giao dịch bất động sản đột nhiên tăng cao bất thường.
  • Nguồn cung bất động sản bắt đầu tăng nhanh.
  • Giá bất động sản tăng cao trong một khoảng thời gian ngắn và thường tăng do các thông tin về quy hoạch, phát triển các dự án…
  • Rất ít người mua để ở, chủ yếu là đầu tư mua đi bán lại kiếm lời hay còn gọi là đầu tư lướt sóng.
  • Xuất hiện các dự án ảo, dự án trên giấy, dự án chưa đủ pháp lý được chào bán nhiều và ồ ạt trên thị trường.

Vì sao xuất hiện hiện tượng bong bóng bất động sản?

Để giải đáp rõ hơn vấn đề hiện tượng bong bóng bất động sản là gì thì mọi người cần phải nắm được nguyên nhân gây ra nó. Hiện tượng này xuất phát từ nhiều nguyên nhân nhân chủ yếu như sau:

– Do sự tăng trưởng vượt ngưỡng của GDP:  thu nhập của người dân bỗng nhiên tăng nhanh khiến nhiều người muốn đầu tư bất động sản. Lúc này, các nhà đầu tư có thể tham gia với hình thức cất trữ, kinh doanh, trao chuyển, thậm chí là đầu cơ.

– Do nới lỏng chính sách vay tín dụng: khi nới lỏng chính sách vay tín dụng sẽ giúp nhiều người có thể vay được nguồn vốn đầu tư từ ngân hàng dễ dàng. Tuy nhiên, khi lãi suất cho vay thấp sẽ khiến nhiều người vay sử dụng sai mục đích.

– Do thị trường phát triển mất cân đối: tình trạng mất cân đối giữa cung – cầu của thị trường bất động sản khiến bong bóng có thể xảy ra. Cụ thể, nếu nguồn cung không đủ sẽ gây tình trạng khan hiếm, khiến cho giá bất động sản bị đẩy lên cao.

Vì sao xuất hiện hiện tượng bong bóng bất động sản?
Sự tăng trưởng vượt ngưỡng của GDP là tăng nguy cơ xuất hiện “bong bóng”

– Do thị trường bất động sản bị nhiễu loạn: xuất hiện nhiều nhà môi giới, cò đất, cò nhà và nhà đầu tư thứ cấp khiến giá bất động sản tăng vọt. Bên cạnh đó, giới đầu cơ chuyên nghiệp đứng ra làm cho giá tăng cao và tạo sóng để trục lợi, kiếm lời từ đầu tư lướt sóng dẫn đến tình trạng bong bóng bất động sản căng nổ nếu không tỉnh táo.

– Do nhà nước chưa có chính sách quản lý chặt chẽ: một trong những nguyên nhân khiến bong bóng bất động sản bị vỡ vào năm 2008 là do các cơ quan nhà nước chưa sử dụng kịp thời các công cụ về thuế, tín dụng và kế hoạch phát triển đất, đô thị ngay khi bong bóng vừa xuất hiện.

Ngoài ra, còn một nguyên nhân xuất hiện hiện tượng bong bóng bất động sản được đút kết vào năm 2008 nữa là do sử dụng không hiệu quả gói kích cầu đầu tư bất động sản. Cụ thể, nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước sử dụng sai mục đích, không được các ngân hàng thương mại kiểm soát chặt chẽ.

Những hệ lụy của bong bóng bất động sản

Hiện tượng bong bóng bất động sản là gì và những diễn biến tồi tệ như thế nào khi bong bóng bị vỡ. Những ảnh hưởng xấu và gây ra nhiều hậu quả tiêu cực không chỉ đối với cá nhân tham gia đầu tư mà còn ảnh hưởng đến nền kinh tế. Cụ thể:

Những hệ lụy của bong bóng bất động sản
Bong bóng bất động sản vỡ dẫn đến nhiều hệ lụy nghiêm trọng cho nhà đầu tư và nền kinh tế.

Xuất hiện hiện tượng nợ xấu

Xuất hiện tình trạng nợ xấu nhiều tại ngân hàng, điều này làm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe tài chính tại ngân hàng và tác động nghiêm trọng đến nền kinh tế cả nước. Cụ thể:

– Đối với ngân hàng: các nhà đầu tư hay các doanh nghiệp không có khả năng hoàn vốn vay cho ngân hàng. Ngân hàng không thu được nợ gốc và lãi  khiến nguồn vốn bị thâm hụt, lợi nhuận bị giảm sút. Bên cạnh đó, khi ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu cao sẽ khiến sự uy tín và tiềm lực tài chính của ngân hàng giảm, từ đó ảnh hưởng đến khả năng huy động vốn.

– Đối với nền kinh tế: các rủi ro về tín dụng làm ảnh hưởng đến sự tăng trưởng, khả năng mở rộng hoạt động của ngân hàng. Và khi ngân hàng phá sản sẽ dẫn đến những tác động tiêu cực và khủng hoảng tới toàn bộ nền kinh tế.

Bất động sản ma

Nếu các nhà đầu tư hay doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực bất động sản phá sản sẽ khiến cho dự án mà họ đầu tư bị bỏ hoang, các sản phẩm không còn giá trị sử dụng dù cho có đầu tư hàng nghìn tỷ đồng. Lúc đó, chính quyền cũng không tìm được hướng giải quyết, bên cạnh đó các dự án nằm trong quy hoạch đập bỏ xây lại hay tái cấu trúc đều cũng rất khó, gây lãng phí nguồn đất.

Vậy bong bóng bất động sản 2021 có xảy ra và nổ không?

Theo đánh giá của Bộ trưởng Kế hoạch & Đầu tư Nguyễn Chí Dũng và trường Đại học Kinh tế Quốc Dân, năm 2021 có nguy cơ dẫn đến hiện tượng bong bóng bất động sản.

Cụ thể, theo Bộ trưởng Kế hoạch & Đầu tư Nguyễn Chí Dũng: nguyên nhân một phần là do lãi suất ở mức thấp, dòng tiền đang có xu hướng đầu tư vào thị trường bất động sản. Bên cạnh đó, công tác quản lý đất đai, quy hoạch và việc thổi giá của đối tượng môi giới đã tạo nên cơn sốt đất khiến giá bất động sản nhiều khu vực tăng mạnh những trong tháng đầu năm 2021 bất chấp dịch bệnh COVID-19.

Ông Nguyễn Chí Dũng còn cho biết thị trường trái phiếu đang chủ yếu là của bất động sản. Việc đầu tư vào chứng khoán không đáng là bao trong các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh. Do đó, bong bóng bất động sản là có thể nhìn thấy trong năm 2021.

Về phía trường Đại học Kinh tế Quốc dân cũng đang lo ngại bong bóng bất động sản sẽ xảy ra trong năm 2021 vì năm 2020 giá chứng khoán và bất động sản đều tăng bất thường. Đây chính là dấu hiệu đáng lo ngại ban đầu của hiện tượng bong bóng vì tỷ lệ cung tiền trên GDP và tín dụng trên GDP tại Việt Nam đang tiệm cận mốc 200% và 150%, vượt xa so với các nước trong khu vực ASEAN-5.

Vậy làm thế nào để ngăn chặn sự hình thành của bong bóng bất động sản?

Để ngăn chặn sự hình thành của bong bóng bất động sản, các nhà đầu tư và cơ quan nhà nước cần áp dụng một số giải pháp dưới đây.

  • Các nhà đầu tư cần thường xuyên theo dõi và nắm bắt các thông tin, tình hình, diễn biến của thị trường bất động sản để tránh bị ảnh hưởng của tâm lý đám đông.
  • Đầu tư các cơ sở hạ tầng thiết yếu trong và ngoài dự án nhà ở xã hội, nhất là các khu đông công nhân và người lao động.
  • Các cơ quan quản lý tại địa phương nên thu hồi các dự án bỏ hoang, thực hiện các biện pháp tài chính để bình ổn thị trường, ngăn chặn tình trạng sốt giá và “môi giới ảo” tại địa phương.
  • Nhà nước cần thường xuyên bổ sung các thông tin, rà soát công tác quy hoạch tại khu công nghiệp, đô thị, kế hoạch sử dụng đất tại các địa phương.
  • Địa phương cần tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát toàn diện tình hình thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và cho thuê, giao đất, cấp sổ đỏ trên địa bàn.

Đặc biệt, để đề phòng tình trạng thổi phồng khiến bong bóng bất động sản trong năm 2021 cần phải kiểm soát chặt chẽ lãi suất, tín dụng từ phía các ngân hàng. Bên cạnh đó, các địa phương cần phải công khai quy hoạch, tiến độ phát triển của các dự án, cơ sở hạ tầng…

Như vậy chúng ta vừa tìm hiểu hiện tượng bong bóng bất động sản là gì và những thông tin liên quan. Có thể thấy, bong bóng bất động sản để lại những hậu quả nặng nề cho nền kinh tế nói chung và thị trường bất động sản nói riêng. Do đó, các nhà đầu tư phải hết sức tỉnh táo giữa thị trường và đầu tư. Tuyệt đối, không được chủ quan trước những nguy cơ bong bóng bất động sản của năm 2021.

Những câu hỏi liên quan đến bong bóng bất động sản là gì

Vì sao sự tăng trưởng GDP dẫn đến hiện tượng bong bóng?

Thu nhập của người dân bỗng nhiên tăng nhanh khiến nhiều người muốn đầu tư bất động sản. Lúc này, các nhà đầu tư có thể tham gia với hình thức cất trữ, kinh doanh, trao chuyển, thậm chí là đầu cơ dẫn đến hiện tượng “bong bóng”,

Vì sao sự lệch pha cung – cầu dẫn đến bong bóng bất động sản?

Khi thị trường xảy có sự lệch pha cung – cầu sản phẩm bất động sản sẽ gây ra “bóng bóng” do khan hàng, trong khi nhu cầu quá tải, chủ yếu phát triển bất động sản giá rẻ và trung cấp.

Năm 2021 có nguy cơ xuất hiện bong bóng bất động sản không?

Theo đánh giá của Bộ trưởng Kế hoạch & Đầu tư Nguyễn Chí Dũng và trường Đại học Kinh tế Quốc Dân, năm 2021 có nguy cơ dẫn đến hiện tượng bong bóng bất động sản.

Làm thế nào ngăn chặn nguy cơ bong bóng bất động sản?

Phải kiểm soát chặt chẽ lãi suất, tín dụng từ phía các ngân hàng. Bên cạnh đó, các địa phương cần phải công khai quy hoạch, tiến độ phát triển của các dự án, cơ sở hạ tầng.

Phượng Trần.

Khải Hoàn Land

Khải Hoàn Land tự hào là Nhà Phát Triển và Môi Giới bất động sản uy tín, hàng đầu tại Việt Nam. Chúng tôi luôn nỗ lực nâng cao vị thế, cam kết mang đến lợi ích tối ưu cho Quý Đối tác và Khách hàng.