Kinh nghiệm chọn “vị trí vàng” khi đầu tư shophouse

Đầu tư shophouse là một trong những kênh có tiềm năng sinh lời hấp dẫn, đây cũng là sản phẩm được giới đầu tư quan tâm nhiều nhất. Tuy nhiên, không phải dự án shophouse nào cũng có thể sinh lời, điều kiện tiên quyết quyết định thành công của việc đầu tư loại hình này là vị trí vì mục đích cuối cùng của shophouse là để kinh doanh.

Dưới đây, chúng tôi sẽ mách bạn những kinh nghiệm chọn “vị trí vàng” khi đầu tư shophouse

Shophouse là gì? 

Shophouse là một loại hình bất động sản được kết hợp giữa nhà ở và cửa hàng kinh doanh. Tại Việt Nam, shophouse còn được biết đến là nhà phố thương mại hay nhà phố liền kề.

Theo quyết định do Bộ xây dựng ban hành về “Nhà ở liền kề – Tiêu chuẩn thiết kế” thì shophouse được quy định là loại nhà ở liền kề, xây dựng ở các trục đường phố, khu vực thương mại, dịch vụ theo quy hoạch đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. Bên cạnh chức năng để ở, nhà phố liền kề còn được dùng để làm cửa hàng kinh doanh, dịch vụ văn phòng, nhà trọ, khách sạn, cơ sở sản xuất nhỏ… 

Kinh nghiệm chọn “vị trí vàng” khi đầu tư shophouse
Shophouse còn được biết đến là nhà phố thương mại hay nhà phố liền kề

Như vậy, sở hữu shophouse sẽ giúp cho chủ sở hữu vừa có một căn hộ để ở vừa có một mặt bằng kinh doanh ngay tại nhà. Hơn hết là có pháp lý đầy đủ để đảm bảo quyền lợi và lợi ích hợp pháp của người sở hữu. Chính vì vậy, loại hình shophouse có sức thu hút đặc biệt với các nhà đầu tư bất động sản. 

Kinh nghiệm chọn vị trí vàng khi đầu tư shophouse

Theo các chuyên gia, với shophouse, vị trí dự án là yếu tố cốt tử, quyết định thành công của việc đầu tư. Do đó, khi đầu tư loại hình này, bạn bắt buộc phải thuộc nằm lòng các kinh nghiệm chọn vị trí đắc địa của shophouse dưới đây. 

Xác định khách hàng mục tiêu khi đầu tư shophouse

Khi chọn shophouse của một dự án nào đó đầu tư, bạn cần xác định khách hàng mục tiêu của dự án này khi đưa vào hoạt động là ai. Đồng thời, xác định số lượng người sẽ phục vụ, khả năng chi trả của họ, hành vi mua sắm của khách hàng…

Thông thường, đối với khu đô thị biệt lập hoặc ở xa trung tâm, cư dân của đô thị là khách hàng mục tiêu vì họ có thể đi bộ mua sắm rất tiện lợi. Ngoài ra, các dân cư trong bán kính 5km xung quanh dự án cũng là đối tượng tiềm năng của bạn. Vì vậy, bạn cần phải đánh giá sơ bộ cộng đồng cư dân trong và ngoài dự án đang nhắm đến. Việc này sẽ giúp cho nhà đầu tư có cái nhìn tổng quan và chủ động trong việc định hướng kinh doanh trước khi xuống tiền đặt cọc đầu tư.  

Cho dù bạn không trực tiếp kinh doanh tại shophouse mà chỉ muốn cho thuê lại thì càng phải lưu ý kinh nghiệm này. Vì khi có dự tính về nhiều phương án kinh doanh cho shophouse sẽ đầu tư càng tốt. Đây chính là lý do thuyết phục khách hàng tương lai thuê lại shophouse hiệu quả. 

Nắm số lượng TTTM trong bán kinh 3km xung quanh dự án 

Điều này sẽ giúp nhà đầu tư nhìn trước được bối cảnh cạnh tranh nếu đầu tư tại đây. Theo đó, nếu khu vực đầu tư shophouse càng ít TTTM, khu mua sắm thì áp lực cạnh tranh khi cho thuê shophouse càng giảm. Đi sâu hơn, bạn có thể xem xét đến ngành kinh doanh dự kiến như mặt hàng kinh doanh. Ngoài ra, nên khảo sát kỹ hơn về các đối thủ có cùng hoặc gần với sản phẩm kinh doanh dự kiến. 

Shophoues có gần các điểm mua sắm, nghỉ dưỡng nổi tiếng nào không? 

Nếu shophouse nằm gần các khu vực nổi tiếng thì có khả năng thu hút khách hàng cho shophouse. Vì vậy, hãy tính toán đến đặc điểm của lượng khách có thể thu hút và xác định liệu họ có đúng là đối tượng khách hàng mục tiêu mà bạn hướng đến không. 

Giao thông và cơ sở hạ tầng của shophouse có thuận tiện không? 

Một điều không thể thiếu khi chọn vị trí đầu tư shophouse là khảo sát các khu vực xung quanh để nắm được ở đó có: 

  • Gần bến xe bus, xe khách, tàu điện trên cao… 
  • Có chỗ đỗ xe cho khách hàng mua sắm hay không? 
  • Có đường cấm hay đường một chiều không? 
  • Có khu nào ngập lụt, mất điện không?
  • Khả năng đảm bảo an ninh ra sao? 

Vì trong kinh doanh yếu tố quan trọng hàng đầu của một cửa hàng là “vị trí, vị trí và vị trí”, do đó đầu tư shophouse cũng tương tự. Một căn shophouse tốt sẽ là nơi có giao thông thuận tiện cho xe bus, xe máy, ô tô đậu và đi, đặc biệt là cơ sở hạ tầng được đầu tư bài bản. 

Trên đây là kinh nghiệm chọn lựa vị trí tốt để đầu tư shophouse có khả năng sinh lời cao. Đừng quên truy cập vào tuyendung.khaihoanland.vn mỗi ngày để cập nhật những kiến hữu ích nhé! 

Những câu hỏi liên quan đến đầu tư shophouse

Thời hạn sở hữu shophouse là bao lâu?

Tùy thuộc vào loại shophouse mà được cấp sổ đỏ có thời hạn sử dụng khác nhau như: giấy chứng nhận quyền sở hữu 50 năm và lâu dài.

Có những loại shophouse nào để đầu tư? 

Có 2 loại: Shophouse ở khối đế chung cư và Shophouse thấp tầng.

Khách hàng mục tiêu của shophouse là ai?

Cư dân của dự án có shophoues và dân cư trong bán kính 5km xung quanh dự án có shophoues đầu tư.

Vì sao đường một chiều không thuận lợi cho việc kinh doanh tại shophouse? 

Đường 1 chiều khiến khách hàng khó khăn trong việc tìm đường, đỗ xe cũng như tiếp cận với shophouse.

Phượng Trần.

Khải Hoàn Land

Khải Hoàn Land tự hào là Nhà Phát Triển và Môi Giới bất động sản uy tín, hàng đầu tại Việt Nam. Chúng tôi luôn nỗ lực nâng cao vị thế, cam kết mang đến lợi ích tối ưu cho Quý Đối tác và Khách hàng.