Mua nhà ở hình thành trong tương lai là gì để thích hợp với xu hướng phát triển của đô thị thị hóa hiện đại vì có chính sách thanh toán dài hạn giúp giảm áp lực tài chính cho người mua. Vậy nhà ở hình thành trong tương lai là gì? Loại hình bất động sản này có thể thế chấp vay vốn được không và điều kiện thủ tục như thế nào?
Khái niệm nhà ở hình thành trong tương lai là gì
Theo Khoản 4 Điều 3 Luật kinh doanh bất động sản 2014, nhà ở hình thành trong tương lai là những nhà ở đang trong quá trình xây dựng và chưa được nghiệm thu đưa vào sử dụng.
Theo Điều 55 và 56 của Luật kinh doanh bất động sản và điều 41 Nghị định 43/2014/NĐ-CP, việc kinh doanh nhà ở hình thành trong tương lai chỉ được phép thực hiện khi phía chủ đầu tư dự án đó đảm bảo đầy đủ các loại giấy tờ như sau:
– Có bản đồ quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
– Các loại giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất, hồ sơ liên quan đến dự án, bản vẽ thiết kế thi công được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp và phê duyệt. Nếu là trường hợp phải xin phép thì phải có giấy phép xây dựng.
– Văn bản chấp thuận của các cơ quan quản lý nhà nước nhà ở cấp tỉnh về việc chủ đầu tư có đủ điều kiện được kinh doanh.
– Nếu dự án đã thuộc diện thế chấp thì chủ đầu tư phải đính kèm giấy tờ chứng minh đã được giải chấp hoặc các biên bản thống nhất để bên mua không phải giải chấp và được phép mua bán, thuê mua nhà ở đó.
Xem thêm: Bong bóng bất động sản là gì? Giải mã nguyên nhân gây ra?
Xem thêm: Bất động sản liền kề là gì? Có những quyền bất động sản liền kề nào?
Lưu ý khi đầu tư nhà ở hình thành trong tương lai
Khi mua nhà ở hình thành trong tương lai, để tránh rủi ro bạn cần lưu ý một số điều dưới đây.
– Tra cứu lịch sử giao dịch và hoạt động của chủ đầu tư dự án trên các phương tiện truyền thông và ưu tiên chọn những chủ đầu tư uy tín, danh tiếng, có năng lực tài chính vững mạnh, đảm bảo triển khai đúng tiến độ.
– Hãy đi thực địa kiểm tra tại khu vực dự án, tìm hiểu các dự án trước đó của chủ đầu tư – đơn vị xây dựng dự án sẽ tiến hành giao dịch, cũng như xem xét các dự án sắp triển khai và cập nhập tiến độ xây dựng thường xuyên…
– Đề nghị xem xét và kiểm tra kỹ bản vẽ chi tiết 1/500 đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt xem có đầy đủ các hạng mục trên phối cảnh 3D hay không.
– Nắm rõ diện tích thực tế của dự án có giống với diện tích được quy định trong văn bản quyết định giao đất của cơ quan nhà nước cấp cho chủ đầu tư hay không. Hình thức sử dụng đất là ổn định lâu dài hay có thời hạn.
– Vì có nhiều dự án được chia thành nhiều dự án thành phần, mỗi dự án thành phần có thể sẽ do những đơn vị khác nhau đầu tư, nên hãy xem xét tính khả thi và thời gian hoàn thành của các hạng mục, dự án thành phần có trong dự án tổng.
Nhà ở hình thành trong tương lai là gì có được thế chấp vay vốn không?
Theo luật nhà ở 2014, nhà ở hình thành trong tương lai được phép thực hiện các giao dịch thế chấp vay vốn, tuy nhiên cả 2 bên (bên thế chấp và nhận thế chấp) phải thỏa mãn các điều kiện được pháp luật quy định.
Điều kiện thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai
– Nhà ở hình thành trong tương lai phải xây hoàn thiện xong phần móng.
– Nếu chủ đầu tư thế chấp một phần hoặc toàn bộ dự án thì phải có các loại giấy tờ như: hồ sơ dự án, bản vẽ thiết kế kỹ thuật của dự án được cơ quan cấp thẩm quyền phê duyệt, giấy chứng nhận hoặc quyết định giao/cho thuê đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
– Nếu cá nhân, tổ chức thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai trên đất hợp pháp thì phải có các loại giấy tờ như: giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật, nếu công trình phải xin cấp phép thì phải có giấy phép xây dựng.
– Nếu người thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai mua nhà ở của chủ đầu tư dự án thì phải có các loại giấy tờ như: hợp đồng mua bán nhà ở được giao dịch và ký kết với chủ đầu tư, nếu là bên nhận chuyển nhượng phải đính kèm văn bản chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở, các loại giấy tờ chứng minh đã trả đủ tiền mua nhà cho chủ đầu tư theo như thỏa thuận trong hợp đồng mua bán.
Nguyên tắc đăng ký thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai
Khi dùng nhà ở hình thành trong tương lai làm tài sản thế chấp cần tuân thủ theo nguyên tắc dưới đây.
Các bên trong hợp đồng thế chấp phải tự chịu trách nhiệm đối với những nội dung thỏa thuận về giá trị tài sản đảm bảo cũng như nghĩa vụ được bảo đảm.
– Đối với trường hợp đã đăng ký thế chấp quyền tài sản phát sinh từ hợp đồng mua bán nhà ở thì tuyệt đối không được đồng thời đăng ký thêm thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai đó. Ngược lại, khi đã đăng ký thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai thì không được đăng ký thế chấp quyền tài sản phát sinh từ hợp đồng mua bán nhà ở.
– Nếu chủ đầu tư đã tiến hành thế chấp và đăng ký thế chấp dự án đầu tư xây dựng nhà ở hình thành trong tương lai thì trước khi bán nhà ở trong dự án, chủ đầu tư có trách nhiệm làm thủ tục thay đổi nội dung thế chấp đã đăng ký trước đó.
Thủ tục và quy trình thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai
Quy trình thực hiện thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai bao gồm những bước dưới đây.
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
Chủ sở hữu nhà ở hình thành trong tương lai chuẩn bị một bộ hồ sơ bao gồm các loại giấy tờ dưới đây:
- Đơn xin đăng ký thế chấp theo mẫu quy định.
- Hợp đồng thế chấp có công chứng của cơ quan nhà nước.
- Hợp đồng mua bán nhà ở đã được ký kết giữa cá nhân với doanh nghiệp kinh doanh bất động sản theo quy định của pháp luật.
- Nếu người đăng ký thế chấp là người được ủy quyền thì phải có văn bản ủy quyền theo quy định của pháp luật
Bước 2: Nộp hồ sơ
Sau khi chuẩn bị đầy đủ bộ hồ sơ như trên thì hãy đem nộp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thủ tục hành chính tại Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai nơi có đất.
Sau khi nhận hồ sơ, các cơ quan chức năng sẽ tiến hành kiểm tra, tiếp nhận cũng như đưa phiếu hẹn trả kết quả cho người dân nếu hồ sơ hợp lệ. Trường hợp hồ sơ không hợp lệ sẽ trả lại hồ sơ và giải thích rõ lý do cho người dân.
Bước 3: Giải quyết yêu cầu và thông báo kết quả
– Nếu hồ sơ đủ điều kiện thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai thì cơ quan văn phòng đất đai sẽ có trách nhiệm xem xét hồ sơ, xác nhận đơn đăng ký thế chấp, sao lưu bản gốc đơn đăng ký để lưu hồ sơ, xác nhận và ghi thông tin đăng ký thế chấp vào sổ đăng ký thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai. Sau đó trả kết quả cho người dân theo lịch hẹn.
– Riêng đối với trường hợp có cơ sở và căn cứ từ chối đăng ký thế chấp, cơ quan nhà nước sẽ gửi văn bản thông báo và trả hồ sơ cho người dân theo lịch hẹn.
Hy vọng với những thông tin giải đáp nhà ở hình thành trong tương lai là gì và thủ tục đăng ký thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai trên đây sẽ giúp bạn đọc có thêm những thông tin hữu ích trước khi thực hiện các giao dịch liên quan đến loại hình nhà ở này. Đừng quên theo dõi những bài viết tiếp theo của Khải Hoàn Land nhé!
Những câu hỏi liên quan đến nhà ở hình thành trong tương lai
Như thế nào là kinh doanh bất động sản hình thành trong tương lai?
Kinh doanh bất động sản hình thành trong tương lai là một hình thức góp vốn để thực hiện dự án. Lúc này, người mua sẽ bỏ ra một số tiền theo thỏa mua bán để mua quyền sở hữu một phần của dự án. Phần tiền còn lại sẽ được thanh toán khi dự án hoàn thành, và chủ đầu tư sẽ trao các loại giấy tờ chứng minh quyền sở hữu tài sản cho người mua. Đồng thời bàn giao các cơ sở hạ tầng cho đơn vị quản lý theo thỏa thuận.
Chưa có bản đồ quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 thì có được kinh doanh nhà ở hình thành trong tương lai không?
Theo Điều 55 và 56 của Luật kinh doanh bất động sản và điều 41 Nghị định 43/2014/NĐ-CP, muốn kinh doanh nhà ở hình thành trong tương lai thì chủ đầu tư phải có bản đồ quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
Điều kiện quản trọng đầu tiên để thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai là gì?
Nhà ở hình thành trong tương lai phải xây hoàn thiện xong phần móng.
Nộp hồ sơ thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai ở đâu?
Tại Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai địa phương nơi có đất.
Phượng Trần.