Sổ hồng chung là gì? Làm sao để tránh rủi ro khi mua nhà sổ hồng chung?

Ưu điểm của nhà sổ hồng chung là giá cả hợp lý, phù hợp với những người có thu nhập thấp mong muốn có nhà để an cư. Tuy nhiên, kiểu nhà này tồn tại khá nhiều rủi ro trong vấn đề tách thửa.

Vậy nhà sổ hồng chung là gì? Người mua có thể đối diện với những rủi ro gì khi mua? Và làm thế nào để tránh những rủi ro đó? Tất cả những thắc mắc trên sẽ được Khải Hoàn Land giải đáp trong nội dung bài viết dưới đây.

Sổ hồng chung là gì?

Sổ hồng là gì?

Sổ hồng là giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở (bao gồm: diện tích xây dựng, diện tích sử dụng chung, riêng, số tầng…) và quyền sử dụng đất ở (bao gồm: số thửa, số tờ bản đồ, diện tích, loại đất, thời hạn sử dụng) tại đô thị có thời hạn nhất định.

Đối với sổ hồng cũ do Bộ Xây dựng cấp, còn sổ hồng mới do Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp. 

Sổ hồng chung là gì?

Sổ hồng chung cũng là giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, sở hữu nhà ở nhưng được cấp cho ít nhất là 2 người sử dụng đất trở lên và giữa những người sở hữu không có quan hệ vợ chồng hay con cái. Nói đúng hơn, sổ hồng chung là đồng sở hữu nên tất cả các giao dịch liên quan đến bất động sản được ghi trong sổ phải có sự đồng ý của tất cả những người cùng sở hữu, kể cả trường hợp tặng, cho hay thế chấp, ủy quyền.

Nhà sổ hồng chung là gì?

Nhà sổ hồng chung là nhà nằm trên cùng một giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đứng tên đồng sở hữu của nhiều người.

Thông thường, nhà sổ hồng chung là do:

– Nhà đủ điều kiện để tách sổ nhưng khi bán chủ cũ không tách sổ.

– Nhà không đủ điều kiện để tách sổ riêng.

Sổ hồng chung là gì? Làm sao để tránh rủi ro khi mua nhà sổ hồng chung?
Nhà sổ hồng chung là nhà đứng tên đồng sở hữu nhiều người trên cùng một giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Những rủi ro khi mua nhà sổ hồng chung

Thực tế, nếu bạn không hiểu rõ về pháp lý cũng như miếng đất đó, mua nhà sổ hồng chung tiềm ẩn nhiều rủi ro. Cụ thể: 

Dễ bị lừa

Đánh vào tâm lý của người mua có kinh phí hạn hẹp nhưng vẫn muốn sở hữu cả đất lẫn nhà. Các đối tượng lừa đảo mua đất có sổ đỏ chia nhỏ, xây thành từng căn và bán nhà với giá rẻ, có sổ hồng. Nếu ai “nhẹ dạ cả tin” sẽ vội vàng “xuống tiền”.

Tuy nhiên, khi đến tận nơi người mua mới biết là nhà được xây trên đất sổ chung. Và lúc đó, bên bán sẽ hứa khi nào chồng đủ tiền, giao dịch xong xuôi thì sẽ làm thủ tục tách sổ. Cuối cùng bên bán hứa hẹn đủ điều, thậm chí bỏ trốn khiến người mua rơi vào cảnh “tiền mất tật mang”.

Dễ bị tranh chấp

Vì nhà sổ hồng chung là thuộc đồng sở hữu của nhiều người, nên rất dễ xảy ra các vấn đề tranh chấp trong việc khai thác công dụng và hưởng quyền lợi. Và nếu các bên không có sự thống nhất hợp lý thì không thể tránh khỏi việc xảy ra tranh chấp.

Theo Nghị quyết 04/2017/NQ-HĐTP, các tranh chấp liên quan đến mua nhà đất sổ chung đều thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân nơi có đất.

Không được tách sổ

Vì nhà thuộc đồng sở hữu của nhiều người nên không phải ai cũng thuận lợi được tách sổ. Hơn hết, nếu khu đất chung có diện tích quá nhỏ, không đảm bảo được diện tích tối thiểu tách thửa sẽ không thể tách.

Ngoài ra, khi thực hiện tách sổ bạn phải chờ đợi trong thời gian dài, làm ảnh hưởng đến dòng vốn của nhà đầu tư. Do đó, mua nhà sổ chung khá bất tiện.

Khó vay thế chấp và khó chuyển nhượng lại

Vì bất kỳ giao dịch nào liên quan đến nhà sổ hồng chung phải có sự đồng ý của tất cả những người đồng sở hữu nên nhà sổ hồng chung rất khó chuyển nhượng cũng như mua bán, sang tên.

Bên cạnh đó, vì có nhiều vấn đề liên quan đến việc đồng sở hữu và rủi ro pháp lý nên ngân hàng sẽ khó chấp thuận hồ sơ thế chấp nhà sổ hồng chung để vay vốn. Lúc này, ngân hàng sẽ yêu cầu bạn phải tách sổ trước khi dùng tài sản để vay thế chấp.

Xem thêm: Chủ đầu tư bất động sản là gì? Làm thế nào để nhận biết chủ đầu tư uy tín?

Vậy có nên mua nhà sổ hồng chung không?

Thực tế, nhà sổ hồng chung tồn tại nhiều rủi ro và bất cập nhưng nếu tài chính hạn hẹp thì đây vẫn là sự lựa chọn hợp lý. Vì vậy, có nên mua nhà sổ hồng chung hay không còn tùy thuộc vào điều kiện kinh tế của mỗi người.

– Nếu bạn có điều kinh tế vững mạnh thì tốt nhất nên chọn mua nhà có sổ hồng riêng.

– Nếu bạn chỉ có số tiền vừa phải thì có thể xem xét phương án mua nhà sổ hồng chung.

Vậy có nên mua nhà sổ hồng chung không?
Mua nhà sổ hồng chung tìm ẩn nhiều rủi ro

Làm thế nào để giảm thiểu rủi ro khi mua nhà sổ hồng chung?

Để hạn chế những rủi ro khi mua nhà sổ hồng chung, bạn cần lưu ý một số điều dưới đây.

Yêu cầu bên bán tách thửa và đứng tên trong sổ hồng

Người mua nên yêu cầu bên bán thực hiện việc tách thửa và đứng tên trên sổ hồng (giấy chứng nhận quyền sử dụng đất) rồi mới tiến hành giao dịch mua bán.

Nếu người bán không thể tách sổ và người mua chấp nhận sổ chung thì các giấy tờ pháp lý liên quan phải công khai, minh bạch để đảm bảo tính hợp pháp. Và chỉ thực hiện giao dịch mua bán nhà có sổ hồng chung khi có sự đồng ý của các bên đồng sở hữu trên văn bản chuyển nhượng.

Làm hợp đồng mua bán có công chứng và không mua nhà sổ chung công chứng vi bằng

Giao dịch mua bán nhà có sổ hồng chung nên công chứng hợp đồng mua bán để đảm bảo trong trường hợp xảy ra tranh chấp.

Tuyệt đối không được mua nhà đất sổ chung công chứng vi bằng. Vì vi bằng do Thừa Phát Lại lập nên, vai trò của Thừa Phát Lại là ghi nhận việc giao nhận tiền, giấy tờ và tài sản hoặc ghi nhận buổi làm việc của các bên về hành vi chuyển nhượng. Thừa Phát Lại không thể chứng nhậnhợp đồng, giao dịch bất động sản, vì thuộc thẩm quyền công chứng, chứng thực.

Cẩn trọng trước các loại nhà liền kề, đất phân lô chung sổ

Nếu bạn không hiểu rõ các pháp lý của các loại đất như: đất liền kề chung sổ, đất nền, đất phân lô chung sổ… thì không nên mua. Vì nếu chẳng may dính đất quy hoạch sẽ bị thu hồi khiến bạn cùng các đồng sở hữu mất trắng. Hoặc nếu đất nằm trong dự án thì bạn sẽ không thể thực hiện việc tách sổ.

Xác nhận tình trạng nhà ở với chính quyền địa phương

Người mua nên dành thời gian để tìm hiểu kỹ khu nhà đất định mua có thuộc khu quy hoạch của chính quyền không. Để làm điều đó, bạn có thể đến phòng địa chính của xã, huyện tìm hiểu về tình trạng nhà ở đang có ý định mua.

Kiểm tra giấy phép xây dựng

Nếu là dự án nhà liền kề, nhà chung cư … người mua cần yêu cầu, kiểm tra xem xét giấy phép xây dựng có đúng không và đánh giá năng lực của chủ đầu tư. Tìm hiểu những người mua trước có được cấp sổ đỏ không.

Không nên quá tin tưởng lời quảng cáo của môi giới

Để bán được nhà sổ hồng chung, môi giới thường “hứa suông” là giấy tờ sẽ có sau 1 tháng nếu chồng đủ tiền. Nhưng kết quả là sau khi người mua chồng đủ tiền, môi giới thường “chạy mất dép”. Do đó, người mua không được quá tin tưởng vào những lời quảng cáo của bên bán mà phải tự kiểm chứng thông tin, tự mình đến xem nhà đất đó nhiều lần, thậm chí nên nhờ sự tư vấn của luật sư hay người có kinh nghiệm trong giao dịch nhà đất.

Như vậy, chúng ta vừa tìm hiểu thế nào là sổ hồng chung, nhà sổ hồng chung là gì, làm thế nào để hạn chế rủi ro khi mua nhà sổ hồng chung. Hy vọng bài viết sẽ giúp bạn đọc có thêm những thông tin hữu ích khi tìm hiểu pháp lý của nhà đất trước khi “xuống tiền”. Đừng quên theo dõi những bài viết tiếp theo của Khải Hoàn Land nhé!

Những câu hỏi liên quan đến sổ hồng chung

Nhà sổ hồng chung là gì?

Nhà sổ hồng chung là nhà nằm trên cùng một giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đứng tên đồng sở hữu của nhiều người.

Sổ hồng là gì?

Sổ hồng là giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở (bao gồm: diện tích xây dựng, diện tích sử dụng chung, riêng, số tầng…) và quyền sử dụng đất ở (bao gồm: số thửa, số tờ bản đồ, diện tích, loại đất, thời hạn sử dụng) tại đô thị có thời hạn nhất định.

Sổ hồng khác sổ đỏ không?

Sổ hồng khác sổ đỏ. Ngày nay, mọi người bắt buộc phải chuyển sang sổ hồng.

Sổ hồng chung có vay thế chấp ngân hàng được không?

Sổ hồng chung có thể vay thế chấp ngân hàng nếu chủ sở hữu cuốn sổ đó muốn, nhưng người đó phải nhận được sự đồng ý của những người đồng sở hữu.

Có thể tách riêng sổ hồng chung không?

Sổ hồng chung đều có thể tách được chủ sở hữu.

Phượng Trần.

Khải Hoàn Land

Khải Hoàn Land tự hào là Nhà Phát Triển và Môi Giới bất động sản uy tín, hàng đầu tại Việt Nam. Chúng tôi luôn nỗ lực nâng cao vị thế, cam kết mang đến lợi ích tối ưu cho Quý Đối tác và Khách hàng.