Thanh khoản trong bất động sản là gì? Làm sao để tăng tính thanh khoản cho dự án bất động sản là những thắc mắc sales thường gặp trong quá trình tư vấn cho khách hàng đầu tư bất động sản. Vì đây được xem là yếu tố sống còn của một dự án nhưng lại không dễ nhận biết.
Nhằm giúp các bạn sales có thêm kinh nghiệm khi tư vấn cho khách hàng, dưới đây Khải Hoàn Land sẽ tập trung giải đáp những nội dung xoay quanh vấn đề trên. Cùng theo dõi nhé!
Thanh khoản trong bất bất động sản là gì?
Thanh khoản thực chất là khả năng chuyển đổi thành tiền mặt của một tài sản hoặc sản phẩm. Theo đó, thanh khoản trong BĐS là khả năng chuyển đổi thành tiền mặt của BĐS đó. Nói cách khác là BĐS này có khả năng chuyển đổi thành tiền mặt ngay khi cần thiết.
Nếu một BĐS không có tính thanh khoản tốt sẽ có thể rất lâu mới phát sinh doanh thu, khiến nhà đầu tư chôn vốn lâu, thậm chí nợ chồng nợ vì tài sản không tăng giá mà vẫn phải trả lãi ngân hàng mỗi tháng (nếu vay tiền ngân hàng để đầu tư BĐS).
Tính thanh khoản trong bất động sản bị tác động bởi những yếu tố gì?
Cán cân cung – cầu là yếu tố chính tác động đến tính thanh khoản của dự án BĐS. Vì thực tế đã có rất nhiều dự án không đáp ứng được nhu cầu và xu hướng người mua nên không có thanh khoản tốt. Điều này không những khiến nhà đầu tư và khách hàng bị thiệt hại mà còn ảnh hưởng đến các doanh nghiệp và cả thị trường BĐS.
Theo đó, để một dự án BĐS đáp ứng được nhu cầu của khách hàng cần đảm bảo các yếu tố dưới đây.
- Vị trí đẹp, có cơ sở hạ tầng hiện đại, thuận tiện kết nối với các khu vực xung quanh.
- Cung cấp các hệ thống tiện ích phong phú và có điểm nổi bật khác biệt so với các dự án khác.
- Sự uy tín từ thương hiệu của chủ đầu tư như: tiềm lực tài chính, uy tín, kinh nghiệm thị trường…
- Môi trường sống trong xanh, sạch đẹp, cộng đồng dân cử ổn định, dân trí cao, văn minh…
Ngoài cung cầu, còn có một số yếu tố khác tác động đến tính thanh khoản trong BĐS như:
– Chính sách nhà nước như: hính sách đầu tư, chủ trương ổn định dân cư, quy hoạch phát triển đô thị ở từng vùng miền… Nếu chủ đầu tư không nắm bắt kịp thời sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc làm thủ tục pháp lý, từ đó ảnh hưởng đến tính thanh khoản.
– Vị trí sản phẩm: dự án ở vị trí càng đắc địa, tính thanh khoản càng cao. Ngược lại, thì tính thanh khoản sẽ rất thấp.
– Giá trị thương hiệu chủ đầu tư: chủ đầu tư có tên tuổi thì có tác động tốt đến tính thanh khoản của bất động sản và ngược lại.
Vậy làm thế nào để tăng tính thanh khoản trong bất động sản?
Đây là điều mà hầu hết mọi người đều quan tâm, đặc biệt là chủ đầu tư. Dưới đây là một số cách có thể giúp tăng tính thanh khoản cho dự án BĐS.
1. Đối với chủ đầu tư
– Xây dựng thương hiệu: hầu hết các nhà đầu tư sẽ tìm hiểu sự uy tín của thương hiệu chủ đầu tư như: tên tuổi, độ uy tín, tiềm lực tài chính, các dự án đã và đang làm… trước khi “rót tiền”. Vì thương hiệu chủ đầu tư sẽ ảnh hưởng đến tính thanh khoản của dự án.
– Phát triển dự án đáp ứng nhu cầu thực của thị trường: nếu dự án BĐS đáp ứng được nhu cầu thực của khách hàng, đồng thời chất lượng tốt thì dù giá cao vẫn có người mua, lúc đó tính thanh khoản sẽ tự khắc tăng cao. Ngược lại nếu dự án không đáp ứng nhu cầu thực mà chỉ muốn “lướt sóng” nhanh chóng thu lời thì sẽ rất khó bán lại.
– Đầu tư hệ thống tiện ích nội khu cho môi trường sống: đây là yếu tố tạo nên ưu điểm riêng biệt và sức hấp dẫn của dự án giúp tính thanh khoản trong BĐS tăng cao. Đặc biệt là với những dự án chung cư, khách hàng sẽ rất quan tâm đến các tiện ích nội, ngoại khu xem có phong phú, đa dạng và đáp ứng được nhu cầu của cư dân hay không, đặc biệt là hợp với bản thân và gia đình không.
2. Đối với nhà đầu tư
– Hãy trang bị kiến thức và tầm nhìn chuyên sâu về thị trường BĐS, nắm rõ được khái niệm thanh khoản trong bất động sản là gì để chọn lọc đầu tư phân khúc có nhu cầu cao, giúp tăng tính thanh khoản.
– Tìm hiểu kỹ về chủ đầu tư dự án như: tiềm lực tài chính, độ uy tín, kinh nghiệm hoạt động và các dự án đã và đang thực hiện, trách nhiệm của chủ đầu tư khi khách hàng mua sản phẩm…
– Phân tích kỹ hồ sơ pháp lý dự án và hãy ưu tiên dự án có pháp lý đầy đủ, hoàn thiện, chủ đầu tư uy tín công khai minh bạch các loại giấy tờ liên quan như: giấy phép kinh doanh, sổ hồng, giấy phép xây dựng, văn bản chấp thuận đầu tư, biên bản nghiệm thu đã hoàn thiện xong phần móng dự án…
– Kiểm tra, đánh giá tiến độ, chất lượng công trình dự án, hệ thống tiện ích nội ngoại khu, dịch vụ trong dự án có sự đồng bộ không, hệ thống các đại lý có chuyên nghiệp không, xem đánh giá của những khách hàng trước sau khi mua dự án…
Như vậy, Khải Hoàn Land vừa mới giải đáp cho bạn đọc thanh khoản trong bất động sản là gì và làm thế nào để gia tăng tính thanh khoản trong BĐS. Hy vọng bài viết sẽ giúp ích phần nào cho các nhà đầu tư trước khi “rót tiền” vào thị trường tiềm năng này cũng như các bạn môi giới mới vào nghề có thêm kiến thức tư vấn cho khách hàng tốt hơn. Hẹn gặp lại các bạn ở những bài viết tiếp theo.
Phượng Trần