Điều kiện và thủ tục vay thế chấp sổ đỏ không chính chủ

Sử dụng sổ đỏ để vay thế chấp là hình thức vay tiền đơn giản, dễ dàng và rất phổ biến. Tuy nhiên, nếu sổ đỏ không chính chủ thì sao? Có vay thế chấp sổ đỏ không chính chủ được không? Nếu được thì điều kiện và thủ tục vay thế chấp sổ không chính chủ như thế nào? Bài viết dưới đây, Khải Hoàn Land sẽ giải đáp những thắc mắc trên. Hãy cùng tìm hiểu nhé!.

Điều kiện và thủ tục vay thế chấp sổ đỏ không chính chủ
Vay thế chấp sổ đỏ không chính chủ có được không?

Vay thế chấp sổ đỏ không chính chủ là gì?

Vay thế chấp sổ đỏ không chính chủ là hình thức vay tiền dùng sổ đỏ không phải của người vay tiền đứng tên. Đối với hình thức vay này, người đứng tên trên sổ đỏ thế chấp phải đứng ra bảo lãnh khi tiến hành vay tiền.

Nhiều người dân hiểu lầm khi vay tiền ngân hàng thì chỉ cần có sổ đỏ sẽ vay được. Điều này chưa chắc đúng vì khi vay tiền theo hình thức thế chấp sổ đỏ cho ngân hàng, ngân hàng sẽ thẩm định, kiểm tra và xem xét từng trường hợp cụ thể, sau đó mới quyết định có phê duyệt yêu cầu vay của người vay hay không.

Vậy vay thế chấp sổ đỏ không chính chủ được không?

Thực tế vay thế chấp sổ đỏ không chính chủ rất khó được ngân hàng chấp nhận. Tuy nhiên, một số trường hợp ngân hàng vẫn chấp nhận cho người vay tiền thế sổ đỏ không chính chủ nhưng tồn tại nhiều hạn chế hơn so với thế chấp sổ đỏ chính chủ.

Hơn hết, khi vay thế chấp không chính chủ, bắt buộc người vay phải kê khai đầy đủ và trung thực, tránh vay hộ, giấu diếm khi kê khai. Vì ngân hàng có nhiều cách tiếp cận thông tin và dễ dàng phát hiện vấn đề không hợp lý về mục đích vay, khả năng tài chính, mối quan hệ về lợi ích và thái độ của bên đi vay… 

Như vậy, về cơ bản thì vẫn có thể vay thế chấp không chính chủ được nhưng phía ngân hàng sẽ thẩm định kỹ càng và khó phê duyệt. Nếu bên vay mượn sổ đỏ để vay tiền và có mục đích cụ thể, rõ ràng, chính đáng, đặc biệt là không có động cơ xấu nào thì khả năng cao sẽ được ngân hàng phê duyệt.

Điều kiện và thủ tục vay thế chấp sổ đỏ không chính chủ như thế nào?

Các trường hợp được vay thế chấp sổ đỏ không chính chủ

Có 3 trường hợp được vay thế chấp bằng sổ đỏ không chính chủ bao gồm:

Trường hợp 1: Người vay tiền là người đứng tên chủ sở hữu tài sản

Đối với trường hợp này, người cần vay tiền ngân hàng nhờ người có tài sản bảo lãnh và mượn sổ đỏ để vay tiền.

Để ngân hàng dễ dàng xét duyệt khoản vay, người bảo lãnh tốt nhất là người thân và có mối quan hệ huyết thống với người vay. Cụ thể, người bảo lãnh có thể là bố, mẹ, con cái, anh chị em ruột của người vay hoặc anh chị em của vợ/chồng người đi vay.

Trường hợp 2: Người bảo lãnh có quan hệ gia đình với người vay nhưng không gần gũi

Người bảo lãnh có quan hệ gia đình với người vay nhưng không gần gũi tức là: họ hàng, bạn bè, người quen…  Trường hợp này thông thường ngân hàng sẽ xem xét cẩn thận và tùy vào điều kiện cụ thể mới được ngân hàng duyệt vay.  Thông thường, ngân hàng sẽ kiểm tra các thông tin như: lịch sử trả nợ ngân hàng, dư nợ hiện tại, năng lực hành vi, tư cách cá nhân, khả năng tài chính…

Lúc này, người bảo lãnh sẽ được phía ngân hàng thông báo rõ ràng và đầy đủ về những trách nhiệm và nghĩa vụ của mình khi đứng ra bảo lãnh người vay tiền. Điều này nhằm mục đích giúp cho người bảo lãnh hiểu được mục đích, trách nhiệm và nghĩa vụ của mình cũng như ý thức được hậu quả có thể xảy ra nếu việc vay tiền có rủi ro hay các vấn đề không hay phát sinh.

Trường hợp 3: Người bảo lãnh không phải người đi vay

Đối với trường hợp này, phía ngân hàng sẽ tiến hành thẩm định người bảo lãnh tương tự như người đi vay.

Xem thêm: Đất quy hoạch là gì? Làm thế nào để kiểm tra đất có thuộc quy hoạch hay không?

Xem thêm: 5 Cách định giá bất động sản nhà đầu tư cần biết

Điều kiện vay thế chấp sổ đỏ không chính chủ

Mỗi ngân hàng sẽ có những điều kiện khác nhau khi vay thế chấp sổ đỏ không chính chủ. Tuy nhiên cơ bản, người vay cần đảm bảo những điều kiện dưới đây.

  • Phải là công dân Việt Nam hoặc người nước ngoài Việt kiều.
  • Độ tuổi người vay từ 18 – 60 tuổi.
  • Đảm bảo mức thu nhập ổn định và đi làm tối thiểu được 1 năm, có bảng lương 3 tháng gần nhất.
  • Phải có sổ hộ khẩu thường trú hoặc tạm trú ở địa chỉ có tên trong sổ đỏ muốn thế chấp.
  • Không thuộc trường hợp nợ xấu ở bất kỳ một tổ chức tín dụng nào.
  • Có tài sản thế chấp là sổ đỏ thuộc quyền sở hữu của người thân như: vợ chồng hoặc cha mẹ….
  • Được chủ sở hữu tài sản đứng ra bảo lãnh cam kết thế chấp với ngân hàng.

Thủ tục vay thế chấp sổ đỏ không chính chủ

Thủ tục vay thế chấp sổ đỏ không chính chủ
Thủ tục vay thế chấp sổ đỏ không chính chủ như thế nào?

Một bộ hồ sơ thủ tục để vay ngân hàng theo hình thức này bao gồm các loại giấy tờ dưới đây.

  • Bản photo CMND, hộ khẩu của người đứng tên trên sổ đỏ.
  • CMND hoặc hộ chiếu người vay và người đứng tên trên sổ đỏ thế chấp.
  • Giấy xác minh tình trạng hôn nhân.
  • Bản hợp đồng lao động còn hiệu lực, bảng lương hoặc sao kê bảng lương 3 tháng gần nhất của người vay.
  • Các loại giấy tờ chứng minh mục đích khoản vay.
  • Các giấy tờ chứng từ cho việc sở hữu tài sản thế chấp.
  • Đơn đề nghị thế chấp sổ đỏ không chính chủ theo mẫu ngân hàng mà bạn vay.

Quy trình vay thế chấp sổ đỏ không chính chủ

Quy trình vay thế chấp sổ đỏ không chính chủ bao gồm 4 bước như sau:

  • Bước 1: Người vay tiến hành nộp bộ hồ sơ xin vay vốn tại ngân hàng và ngân hàng sẽ tiếp nhận hồ sơ của khách hàng.
  • Bước 2: Ngân hàng xác nhận đầy đủ thông tin người vay và và người bảo lãnh như: mục đích vay, số tiền vay, thời hạn vay, mức thu nhập trung bình mỗi tháng của người vay…

Bên cạnh đó, ngân hàng sẽ kiểm tra cả lịch sử tín dụng của người vay để xác định người vay có thuộc đối tượng nợ xấu không. Nếu thuộc nhóm nợ xấu thì sẽ không được duyệt vay. Lúc này, người vay cần chủ động cung cấp thông tin đầy đủ và chi tiết nhất để giúp ngân hàng rút ngắn thời gian thẩm định và tăng sự tin tưởng đối với ngân hàng.

  • Bước 3: Ngân hàng kiểm tra và thẩm định hồ sơ vay vốn.

Nếu khoản vay nhỏ sẽ được xét duyệt nhanh. Ngược lại, nếu khoản vay lớn sẽ cần nhiều thời gian để ngân hàng tiến hành thẩm định chi tiết, cụ thể lại sau đó mới quyết định phê duyệt.

  • Bước 4: Ngân hàng gửi thông báo cho khách hàng hồ sơ vay vốn có được duyệt hay không. Nếu được duyệt, 2 bên sẽ tiến hành thỏa thuận và ký kết hợp đồng vay, sau đó giải ngân khoản vay.

Như vậy, Khải Hoàn Land vừa cung cấp cho bạn đọc những thông tin về việc vay thế chấp sổ đỏ không chính chủ có được không và trình tự điều kiện, thủ tục quy trình vay. Hy vọng những thông tin trên sẽ đem lại những kiến thức bổ ích cho bạn. Đừng quên theo dõi những bài viết tiếp theo của Khải Hoàn Land nhé!

Những câu hỏi liên quan đến vay thế chấp sổ đỏ

Ai là người đứng ra bảo lãnh cho người vay thế chấp sổ đỏ không chính chủ?

Người đứng tên trên sổ đỏ thế chấp phải đứng ra bảo lãnh cho người vay tiền.

Nếu thuộc diện nợ xấu có được vay thế chấp sổ đỏ không chính chủ không?

Đa phần ngân hàng sẽ từ chối nhóm đối tượng nợ xấu.

Người Việt Kiều có được vay thế chấp sổ đỏ không chính chủ không?

Khách hàng là công dân Việt Nam hoặc người nước ngoài Việt Kiều sẽ được vay thế chấp sổ đỏ không chính chủ nếu đủ điều kiện theo quy định ngân hàng.

Quy trình vay thế chấp sổ đỏ không chính chủ gồm những bước nào?

Gồm 4 bước: tiếp nhận hồ vay của khách hàng vay, thẩm định cho vay, quyết định khoản vay và giải ngân.

Phượng Trần

Khải Hoàn Land

Khải Hoàn Land tự hào là Nhà Phát Triển và Môi Giới bất động sản uy tín, hàng đầu tại Việt Nam. Chúng tôi luôn nỗ lực nâng cao vị thế, cam kết mang đến lợi ích tối ưu cho Quý Đối tác và Khách hàng.