Xu hướng BĐS cần lưu ý những tháng cuối năm

Lĩnh vực bất động sản đã và đang có những thay đổi mạnh mẽ khi sắp bước vào những tháng cuối năm 2021. Dịch bệnh làm thay đổi không chỉ ở tâm lý người mua mà còn tác động đến giá cả, nhu cầu và xu hướng tổng thể. Dưới đây là 10 xu hướng BĐS sẽ cung cấp những thông tin hữu ích cho quý nhà đầu tư.

Xu hướng BĐS bỏ phố về quê lại nở rộ

Xu hướng bỏ phố về quê không còn là điều quá xa lạ khi nó đã trở thành “trào lưu” mấy năm gần đây. Và dịch bệnh đã thúc đẩy trào lưu này trở thành một xu hướng dịch chuyển của bất động sản từ thành phố sang các vùng ven đô.

Nếu như trước đây thành phố và những đô thị lớn luôn là “điểm nóng” thu hút lao động và các nhà đầu tư. Dân số tăng, kinh tế phát triển nên bất động sản ở khu vực này luôn đạt tỷ suất lợi nhuận cao. Tuy nhiên, dịch bệnh đã làm thay đổi xu hướng định cư của nhiều người. Giờ đây đô thị hoa lệ không còn là lựa chọn tốt nhất nữa, hầu hết mọi người đang có xu hướng chuyển đến các khu vực ngoại ô, lập nghiệp ở quê để có nhiều không gian riêng tư và dành nhiều thời gian cho gia đình hơn.

Xu hướng BĐS này sẽ là một tín hiệu tích cực đẩy giá bất động sản ven đô, thúc đẩy kinh tế ở những vùng ven.

Xu hướng BĐS cần lưu ý những tháng cuối năm
Thị trường bất động sản 2021 gặp nhiều biến động

Xem thêm: Tiềm năng thị trường bất động sản Quận 2 (Tp. Thủ Đức) ra sao?

Nhà mới xây ít hơn

Diện tích đất tại đô thị ngày càng khan hiếm, nguồn cung thấp và nhu cầu cao. Số lượng nhà mới cũng giảm sút do hoạt động xây dựng bị gián đoạn trong đại dịch, nhiều dự án không được cấp phép, nhiều công trình trọng điểm cũng kéo dài do ảnh hưởng bởi dịch bênh,…Theo thống kế của HoREA, số lượng nhà ở TP HCM cũng lao dốc kỷ lục, trong năm ngoái chỉ có 3 dự án được chấp thuận chủ trương đầu tư và 5 dự án được công nhận chủ đầu tư, giảm gần 31% so với năm 2017.

Quỹ đất ngày một hạn hẹp cũng tác động của dịch bệnh nên số lượng nhà mới xây ít hơn là điều tất yếu.

Nhiều người không có khả năng mua nhà

Dịch bệnh khiến nhiều người mất đi việc làm, kinh tế trì trệ, thu nhập cũng bị hạn chế. Nhưng trên thị trường thì giá đất vẫn chưa có dấu hiệu giảm, thậm chí nhiều chuyên gia cho rằng sau dịch bệnh thì giá đất vẫn sẽ tiếp tục tăng. Những tình trạng “đất ngộp”, “bán tháo” hiếm khi gặp, chỉ có những nhà đầu tư chưa có sự chuẩn bị vững về tài chính khi dịch bệnh kéo dài mới xảy ra tình trạng này.  Giấc mơ sở hữu một tổ ấm nơi đô thị ngày càng xa vời với người có nhu cầu ở thực nhưng thu nhập kém bị đẩy ra khỏi thị trường.

Tuy nhiên tình trạng điều này cũng tạo ra nhiều cơ hội cho nhà đầu tư cho thuê, nhất là hình thức cho thuê linh hoạt.

Lãi suất cho vay vẫn ở mức thấp

Lãi suất ngân hàng tiếp tục chạm đáy, vì vậy đây là thời điểm đầu tư bất động sản rất phù hợp, nhà đầu tư có thể sử dụng đòn bẩy kinh tế để dễ dàng sở hữu một bất động sản ưng ý.

Lãi suất cũng có thể sẽ tiếp tục giảm trong thời gian tới nhằm thúc đẩy kinh tế và tạo cơ hội cho các nhà đầu tư có nhiều cơ hội mua bất động sản hơn. Bên cạnh đó, chính phủ cũng đưa ra nhiều chính sách nhằm kích thích nền kinh tế hồi phục tạo thuận lợi cho người dân cũng như các nhà đầu tư.

Giá nhà tăng nhanh hơn mức lương

Trước đây, ở các thành phố lớn như Hà Nội hay TP HCM, thì với mức lương của một người lao động bình thường cũng phải tích lũy từ 20-30 năm mới có thể sở hữu một ngôi nhà tầm trung bằng vốn tự có. Nhưng dịch bệnh càng khiến thu nhập và mức lương chậm hơn so với sự gia tăng của giá bất động sản.

Đây là khó khăn cho người mua nhà nhưng lại là lợi thế cho nhà đầu tư bất động sản cho thuê vì sẽ có nhiều người vẫn phải đi thuê nhà thay vì sở hữu nhà.

Giá nhà tăng nhanh hơn mức lương
Giá nhà đất tăng nhanh hơn mức lương của người lao động

Khách hàng chuộng nhà nhỏ           

Một ngôi nhà có diện lớn, thoải mái và tiện nghi là điều mà ai cũng mong muốn. Nhưng với giá nhà ngày càng cao thì việc sở hữu một ngôi nhà lớn là điều không cần thiết. Bất động sản vừa tầm giá sẽ là một lựa chọn hoàn hảo, một ngôi nhà nhỏ đủ sinh hoạt cho cả nhà với không gian mở, ấm cúng sẽ là lựa chọn mà nhiều người hướng tới.

Nhà bán chậm hơn so với những cơn sốt trước đó

Cơn sốt nhà ở hạ nhiệt khiến thời gian bán bất động sản cũng chậm hơn trước. Nhờ đó, người mua có nhiều cơ hội để thương lượng với người bán cũng như tìm hiểu về sản phẩm và thị trường từ đó có thể đưa ra lựa chọn phù hợp.

Bất động sản nghỉ dưỡng sẽ “nóng” trở lại

Dịch bệnh kết thúc, các hoạt động du lịch mở cửa sẽ thu hút một lượng lớn khách du lịch sau thời gian dài giãn cách. Đây sẽ là bước ngoặt giúp bất động sản nghỉ dưỡng “nóng” lên sau thời gian dài “ngủ đông”. Theo các chuyên gia nhận định bất động sản  nghỉ dưỡng nơi có không gian trong lành, xanh mát tốt cho sức khỏe sẽ đón đầu làn sóng trở lại của bất động sản du lịch.

Bất động sản nghỉ dưỡng sẽ “nóng” trở lại
Bất động sản nghỉ dưỡng đón đầu làn sóng hồi phục của thị trường bất động sản sau dịch

Thị trường bất động sản luôn chịu ảnh hưởng từ nhiều yếu tố khách quan. Và với đại dịch lần này đã dẫn đến nhiều thay đổi xu hướng BĐS ở cả người bán, lẫn người mua. Những xu hướng này có thể là thuận lợi của người này nhưng lại là khó khăn của người kia. Nếu biết cách đầu tư thông minh và nắm trước xu hướng cùng những bước đi đúng đắn, các nhà đầu tư sẽ gặt hái được nhiều thành công, đón đầu làn sóng trở lại của thị trường bất động sản sau dịch.

Những câu hỏi liên quan đến xu hướng BĐS

Vì sao giá bất động sản vẫn tăng dù dịch bệnh?

Quỹ đất ngày càng hạn hẹp, nhu cầu nhà ở tăng cao.

Xu hướng BĐS nào có lợi cho người mua nhà ở?

Lãi suất thấp và có nhiều chính sách hỗ trợ mua nhà từ Chính phủ.

Nhà đầu tư bất động sản cho thuê sẽ hưởng lợi như thế nào sau dịch bệnh?

Nhà mới ít, giá nhà ở tăng, nhiều người không đủ mua nhà ở nhu cầu thuê rất cao.

Vì sao nhiều khách hàng mua nhà nhỏ, căn hộ tầm trung?

Kinh tế phù hợp, giá nhà ngày càng tăng nên nhà nhỏ vừa đủ sinh hoạt sẽ là lựa chọn mà nhiều người hướng tới.

Trằm Phùng

Khải Hoàn Land

Khải Hoàn Land tự hào là Nhà Phát Triển và Môi Giới bất động sản uy tín, hàng đầu tại Việt Nam. Chúng tôi luôn nỗ lực nâng cao vị thế, cam kết mang đến lợi ích tối ưu cho Quý Đối tác và Khách hàng.