Hướng dẫn lên kịch bản telesale thu hút khách hàng tiềm năng

Đối với ngành bất động sản, telesale không đơn thuần là nhấc máy lên và nói chuyện mà cần phải có kỹ thuật và kế hoạch rõ ràng. Phải đảm bảo các cuộc gọi mang tính nhất quán, chính xác và để họ cảm nhận được bạn là người có thể giúp họ giải quyết được những nhu cầu của mình. Vì vậy, dưới đây Khải Hoàn Land sẽ hướng dẫn bạn lên các mẫu kịch bản telesale thu hút khách hàng tiềm năng.

Hướng dẫn lên kịch bản telesale thu hút khách hàng tiềm năng
Lên trước kịch bản telesale sẽ giúp môi giới bất động sản tạo được ấn tượng và không bỏ lỡ khách hàng tiềm năng

Vì sao cần soạn sẵn kịch bản telesale ngành bất động sản

Soạn sẵn nội dung kịch bản telesale sẽ giúp nhân viên kinh doanh nắm được các câu từ cần trao đổi trong bất kỳ tình huống nào hay đơn giản là giúp bạn không cần phải lúng túng tìm kiếm những từ chính xác để nói.

Đặc biệt, các kịch bản telesale còn giúp bạn xử lý được nhiều tình huống khác nhau để cải thiện đáng kể hiệu quả cuộc gọi, cụ thể:

  • Giảm thời gian đào tạo cho nhân viên mới.
  • Hạn chế tối đa lỗi và sai sót khi thực hiện cuộc gọi.
  • Nâng cao tính nhất quán để khách hàng có trải nghiệm tốt như nhau.
  • Cải thiện mức độ giữ thông tin quan trọng.

Xem thêm: Giám đốc kinh doanh BĐS có nhiệm vụ và quyền hạn gì?

Kịch bản telesale thu hút khách hàng tiềm năng

Tỷ lệ kết nối với khách hàng sẽ tăng lên từ 14 – 20% nếu bạn xây dựng kịch bản telesale theo cách dưới đây:

1. Xác định khách hàng mục tiêu

Thời gian của mỗi người rất quý giá, vì vậy đừng lãng phí nó vào đối tượng không phù hợp. Trước khi gọi, bạn nên xác định bạn sẽ gọi cho ai, xem khách hàng nào tốt nhất đối với bạn. Muốn biết đâu là đối tượng phù hợp với bạn, bạn hãy trả lời các câu hỏi sau:

  • Đây là người có phù hợp với tiêu chí của bạn không?
  • Họ có cần sản phẩm/dịch vụ của bạn không?
  • Bạn mang đến lợi ích gì để giúp họ thực hiện mục tiêu?
  • Họ có khả năng mua sản phẩm/dịch vụ của bạn không?
  • Họ có dễ tiếp cận qua điện thoại không?
Kịch bản telesale thu hút khách hàng tiềm năng
Khi xác định được mục tiêu, đối tượng khách hàng sẽ giúp bạn xây dựng kịch bản chất lượng

Khi bạn xác định được mục tiêu, bạn sẽ dễ dàng xây dựng được kịch bản phù hợp với khách hàng tiềm năng, đặc biệt thông điệp nào sẽ thu hút được họ. Do đó, thay vì gọi ngẫu nhiên, bạn nên đầu tư vào việc xác định khách hàng tiềm năng để có hiệu quả tốt nhất sau cuộc gọi. 

2. Lên kịch bản mở đầu cuộc gọi

– Giới thiệu bản thân: quên đi việc giới thiệu bạn là ai khiến khách hàng không hiểu vì sao họ phải kiên trì nghe hết cuộc gọi của bạn. Vì vậy, hãy nói tên và công ty nơi bạn đang làm việc với giọng điệu tự tin và tràn đầy năng lượng, mặc dù tỷ lệ từ chối sẽ cao.

– Tạo mối quan hệ: hãy đặt câu hỏi để cuộc gọi đi theo đúng lộ trình và góp phần thiết lập mối quan hệ tốt hơn.

Ví dụ: Anh… Tôi có thấy bạn đang tìm kiếm một chung cư tại TPHCM. Không biết bạn muốn tìm ở khu vực nào ạ?

Bạn có thể biến một cuộc gọi tư vấn cứng nhắc trở thành một cuộc nói chuyện vui vẻ như những người bạn, điều này sẽ mang lại hiệu quả cao hơn.  

–  Tạo trải nghiệm cuộc gọi tuyệt vời: kịch bản cuộc gọi cần phải đủ thích ứng nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Hơn nữa, toàn bộ nội dung chính của cuộc gọi cần có các chỉ tiêu chính của người môi giới để tạo nên những trải nghiệm tốt cho khách hàng tiềm năng như:

+ Có thể đề cập đến tên khách hàng trong cuộc đối thoại để thể hiện được giá trị của họ.

+ Lắng nghe và thể hiện sự đồng cảm, đứng về phía họ.

+ Tạo cơ hội để khách hàng có thể nói “có” từ suy nghĩ của họ.

+ Tạo điều kiện để họ biết thêm một nội dung khác của chủ đề.

3. Điều hướng kịch bản kết thúc cuộc gọi

Trước khi kết thúc nội dung tư vấn, nhân viên kinh doanh nên hỏi khách hàng còn vấn đề gì thắc mắc không. Sau đó, cảm ơn họ vì đã dành thời gian để lắng nghe cuộc gọi, đừng quên nhắc lại tên bạn và tên công ty để khách hàng nhớ bạn. 

Kịch bản telesale thu hút khách hàng tiềm năng
Kết thúc cuộc gọi hoàn hảo sẽ mang đến cho khách hàng trải nghiệm tuyệt, đồng thời giúp môi giới thiết lập được mối quan hệ tốt hơn.

Dưới đây là một mẫu kịch bản kết thúc cuộc gọi bạn có thể tham khảo thêm:

– Tóm tắt nội dung đã trao đổi với khách hàng: để nhắc khách hàng bạn sẽ giúp họ và nếu có bất cứ điều gì cần, đừng bỏ lỡ cuộc gọi tiếp theo.

– Hỏi xem bạn có thể giúp gì khác cho họ không: vì sau khi tư vấn, khách hàng có thể gắn cờ bất cứ điều gì trong cuộc trò chuyện.

– Cảm ơn khách hàng đã dành thời gian lắng nghe bạn: thể hiện lòng biết ơn và trân trọng thời gian của họ.

– Xây dựng thương hiệu cuộc gọi: vì đã mang đến cho khách hàng những trải nghiệm tốt đẹp nên khi kết thúc cuộc gọi hãy tạo cơ hội liên kết thương hiệu của mình với mức độ hài lòng cao đó.

Ví dụ: Tôi có thể giúp được gì cho bạn nữa không? (Đợi phản hồi và giải quyết những vấn đề khác của khách hàng). Cám ơn bạn đã dành thời gian lắng nghe. Hy vọng trong tương lai chúng tôi sẽ có cơ hội hợp tác với nhau! Chúc bạn một ngày tốt lành!

Một số lưu ý khi xây dựng kích bản telesale nghề môi giới bất động sản

Để quá trình xây dựng kịch bản telesale tốt nhất, bạn cần lưu ý một số điều dưới đây:

  • Nên ghi âm cuộc gọi để nghe lại đánh giá chất lượng kịch bản, đồng thời tuân theo các tiêu chuẩn và đường ray kịch bản được thiết lập.
  • Tối ưu từ ngữ, ngắn gọn và súc tích.
  • Nên tạo điều kiện để khách hàng có thể phản hồi trong cuộc trò chuyện.
  • Hạn chế sử dụng các cụm từ sáo rỗng như “sự lắng nghe của bạn rất quan trọng với tôi”.
  • Không phụ thuộc quá nhiều vào kịch bản, mà hãy tư duy ứng biến khi có tình huống mới phát sinh.
  • Liên tục xem xét, điều chỉnh kịch bản để thay đổi những điểm không tốt, hoàn thiện chất lượng cuộc gọi, tìm kiếm khách hàng tiềm năng.
  • Cắt bỏ những đoạn văn dài và máy móc.
  • Thiết lập một số câu hỏi thường gặp.

Trên đây là nội dung hướng dẫn lên kịch bản telesale thu hút khách hàng tiềm năng cho ngành môi giới bất động sản. Khải Hoàn Land hy vọng rằng bài viết sẽ giúp bạn cải thiện được kỹ năng khi làm nghề. Đừng quen theo dõi những bài viết tiếp theo về nghề môi giới tại https://tuyendung.khaihoanland.vn/ nhé!

Những câu hỏi liên quan đến kịch bản telesale

Telesale chất lượng là gì?

Là nhấc máy lên và nói chuyện mà cần phải có kỹ thuật và kế hoạch rõ ràng.

Kịch bản telesale bất động sản?

Soạn sẵn nội dung kịch bản telesale sẽ giúp nhân viên kinh doanh nắm được các câu từ cần trao đổi trong bất kỳ tình huống nào

Lợi ích của kịch bản telesale

• Giảm thời gian đào tạo cho nhân viên mới.
• Hạn chế tối đa lỗi và sai sót khi thực hiện cuộc gọi.
• Nâng cao tính nhất quán để khách hàng có trải nghiệm tốt như nhau.
• Cải thiện mức độ giữ thông tin quan trọng.

Lưu ý khi thực hiện telesale

Nên tạo điều kiện để khách hàng có thể phản hồi trong cuộc trò chuyện. Không phụ thuộc quá nhiều vào kịch bản, mà hãy tư duy ứng biến khi có tình huống mới phát sinh.

Khải Hoàn Land

Khải Hoàn Land tự hào là Nhà Phát Triển và Môi Giới bất động sản uy tín, hàng đầu tại Việt Nam. Chúng tôi luôn nỗ lực nâng cao vị thế, cam kết mang đến lợi ích tối ưu cho Quý Đối tác và Khách hàng.