Những thông tin về việc đổi sang thẻ căn cước công dân gắn chip trước ngày 1/7/2021 đang là một vấn đề được nhiều người quan tâm. Tuy nhiên, nhiều người dân vẫn thắc mắc năm 2015 làm thẻ căn cước công dân có mã vạch làm và hiện chưa muốn đổi sang thẻ gắn chip thì có được không? Nếu không làm có bị phạt không?
Tìm hiểu về thẻ căn cước công dân có gắn chip
Quyết định triển khai làm căn cước công dân gắn chip là một trong những thay đổi mới mang lại nhiều lợi ích cho người dân Việt Nam, đặc biệt là bắt kịp được xu hướng công nghệ 4.0 để giảm tải thủ tục hành chính.
* Một số đặc điểm của thẻ căn cước công dân có gắn chip.
– Trên thẻ căn cước công dân sẽ 12 chữ số, mỗi chữ số sẽ có một vai trò khác nhau, cụ thể:
- 3 Chữ số đầu tiên: là thông tin mã tỉnh thành phố trực thuộc trung ương hoặc mã quốc gia nơi công dân đăng ký.
- 1 Chữ số tiếp theo: là thông tin mã giới tính.
- 6 Chữ số cuối: là những con số ngẫu nhiên.
– Mã QR trên thẻ chứa các thông tin như: số CMND cũ, họ tên,… chỉ cần dùng điện thoại thông tin là có thể quét được, giúp cảnh sát không cần cấp giấy xác nhận số chứng minh thư cũ.
* Thẻ căn cước công dân có gắn chip sẽ mang đến nhiều lợi ích thiết thực như sau:
- Tính bảo mật cao: chỉ chủ thẻ mới có thể sử dụng được, trường hợp bị mất cũng không gặp nhiều rủi ro.
- Mức độ bảo mật của con chip: Con chip trên căn cước công dân tuân thủ quy định bảo mật của thế giới và Việt Nam, thực hiện ký số nên khó làm giả, bảo đảm được độ tin cậy khi thực hiện các giao dịch.
Bên cạnh đó, chip có khả năng lưu trữ thông tin sinh trắc học như dấu vân tay,… để xác thực đảm bảo chính xác. Nhờ đó, giảm thiểu được nguy cơ làm giả thẻ, đảm bảo được sự an toàn khi giao dịch tài chính vì các thông tin của chủ thẻ được định danh chính xác.
- Tích hợp nhiều thông tin cá nhân: BHYT, BHXH, bằng lái xe,… nhằm giảm thiểu tình trạng mang nhiều giấy tờ tùy thân trong người cùng lúc.
- Tích hợp các ứng dụng như: chữ ký số, xác thực sinh trắc học,…
- Giảm thiểu chi phí công chứng giấy tờ.
Vậy có bắt buộc làm thẻ căn cước gắn chip không?
Đến nay, theo Luật Căn cước công dân năm 2014 tại khoản 2 điều 38, chứng minh nhân dân được cấp trước ngày 1/1/2016 vẫn có giá trị sử dụng đến hết thời hạn theo quy định. Và theo điều 2 Nghị định 05/1999/NĐ-CP, chứng minh nhân dân có giá trị sử dụng 15 năm kể từ ngày cấp.
Theo khoản 2, điều 4 của Thông tư 06/2021/TT-BCA, quy định:
- Thẻ căn cước công dân được cấp trước ngày 23/1/2021 vẫn có giá trị sử dụng đến hết thời hạn theo quy định.
- Khi công dân yêu cầu thì được đổi sang thẻ căn cước công dân có gắn chip.
Đặc biệt, theo điều 23 Luật căn cước công dân năm 2014, quy định:
– Được đổi thẻ căn cước công dân trong những trường hợp dưới đây:
- Khi công dân đủ 25 tuổi, 40 tuổi và 60 tuổi.
- Thẻ công dân bị hư hỏng không thể sử dụng được.
- Thay đổi các thông tin như: họ, chữ đệm, tên, đặc điểm nhận dạng.
- Xác định lại các thông tin như: giới tính, quê quán.
- Thẻ hiện tại có sai sót thông tin.
- Công dân có yêu cầu đổi thẻ.
– Cấp lại thẻ căn cước công dân trong các trường hợp sau:
- Mất thẻ căn cước công dân.
- Được trở lại quốc tịch Việt Nam theo định theo quy định Luật Quốc tịch Việt Nam khoản 2 điều 23 Luật căn cước công dân năm 2014.
Như vậy, nếu không thuộc các trường hợp trên, tức là chứng minh nhân dân, căn cước công dân cũ vẫn còn giá trị sử dụng, không hư hỏng, sai sót hay thay đổi thông tin về họ, chữ đệm, tên, đặc điểm nhận dạng và giới tính, quên quán,… thì bạn không cần đổi sang căn cước công dân gắn chip, đồng nghĩa bạn có thể dùng thẻ chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân cũ.
Tuy nhiên, theo điểm b khoản 1 Điều 9 Nghị định 167/2013/NĐ-CP nếu thuộc các trường hợp trên không thực hiện đúng quy định của pháp luật về cấp mới, cấp lại hay đổi chứng minh nhân dân sẽ bị phạt tiền từ 100.000đ – 200.000đ.
Có bắt buộc đổi căn cước công dân trước ngày 1/7/2021 không?
Thực tế, thông tin làm thẻ căn cước công dân gắn chip trước ngày 1/7/2021 không hoàn toàn bắt buộc. Đây chỉ là khoảng thời gian Nhà nước ưu tiên, tạo điều kiện và ưu đãi về mức giá cho những đối tượng có nhu cầu làm thẻ mới.
Nếu chứng minh nhân dân hay thẻ căn cước công dân cũ vẫn còn thời hạn sử dụng thì có thể tiến hành làm căn cước công dân có gắn chip sau ngày 1/7/2021 để tránh tình trạng quá tải chờ đợi lâu mất thời gian.
Trên đây là nội dung giải đáp thắc mắc có bắt buộc làm thẻ căn cước gắn chip không. Hy vọng, bài viết sẽ mang lại hữu ích cho bạn, đừng quên theo dõi những thông tin mới nhất về đời sống và kỹ năng nghề môi giới bất động sản tại https://tuyendung.khaihoanland.vn/ nhé!